
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ là triệu chứng phổ biến và đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam đặc biệt khi bước vào tuổi già. Triệu chứng mất ngủ ở cao tuổi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu để tình trạng mất ngủ kéo dài, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng SUN SHINE tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng trên qua bài viết sau:
1. Vai trò của giấc ngủ đến chất lượng cuộc sống
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng là thời gian cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động, làm việc. Mỗi ngày chúng ta dành ra 7 - 8 tiếng để nghỉ ngơi giúp khôi phục lại sức lực đã mất, cải thiện tinh thần và cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não bộ. Ngủ đủ và sâu giấc sẽ mang đến cảm giác thoải mái khi thức dậy bên cạnh đó có tác dụng tái tạo da, phòng ngừa suy giảm trí nhớ, giảm nguy cơ đột quỵ và nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc.
2. Nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi
Theo nghiên cứu, hơn 40% số người lớn bị rối loạn giấc ngủ khi bước qua độ tuổi 50. Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc do những nguyên nhân sau:
Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh ở người cao tuổi:
Do sự thay đổi về sinh lý: Do quá trình lão hóa tự nhiên đã làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học của cơ thể.
Thói quen ngủ chưa phù hợp: Ngủ trưa nhiều, lịch đi ngủ không điều độ, hay sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ,… sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ăn quá nhiều vào buổi tối: Một nguyên nhân mất ngủ khác là do ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.
Điều kiện y tế và các loại thuốc: Người gặp các bệnh mãn tính như bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn,…, người đang bị chấn thương hoặc người đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ (thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn,…) cũng có thể bị mất ngủ.
Chất kích thích: Nguyên nhân bệnh mất ngủ có thể xuất phát từ các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, caffeine trong cà phê, trà,… có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ít hoạt động thể chất hoặc xã hội: Không hoặc ít hoạt động có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải, muốn ngủ trưa nhiều nhưng lại gây khó ngủ vào ban đêm.
Một số loại thuốc như corticoid, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa… đều có tác dụng phụ gây mất ngủ.
3. Cách khắc phục tình trạng mất ngủ
Tránh xa các chất kích thích: Tránh các đồ uống chứa caffein (cà phê, nhiều loại trà, sô-cô-la và một số loại nước ngọt) sau 1 hoặc 2 giờ chiều hoặc hoàn toàn không dùng nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với caffein.
Ngủ trưa ngắn: Nếu không thể tỉnh táo vào buổi chiều, nên có một giấc ngủ trưa ngắn từ 15-20 phút - thường là đủ dài để cải thiện sự tỉnh táo nhưng không quá dài khiến chúng ta cảm thấy chệnh choạng sau đó.
Tập thể dục: Bắt đầu bài tập thường xuyên như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn, có được giấc ngủ sâu hơn và ít thức giấc thường xuyên hơn trong đêm. Nhưng tránh tập thể dục trong vòng một vài giờ trước khi đi ngủ.
Thiết lập một lịch ngủ: Một lịch ngủ thường xuyên sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ/ thức. Nên xác định ngủ trong thời gian bao lâu là tốt, đi ngủ mỗi đêm và thức dậy mỗi buổi sáng cùng một mốc giờ.
Làm cho phòng ngủ thành một nơi riêng tư: Trước khi đi ngủ, nên ngồi thiền và đọc sách. Giữ phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh, giường nệm nằm thoải mái.
Ăn uống hợp lý: Nên kết thúc bữa ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ. Nếu cần bữa ăn nhẹ vào buổi tối, có thể ăn một ít đồ ăn dễ tiêu như táo, sữa chua, ngũ cốc và sữa, hoặc bánh mì nướng và mứt.
Thiết lập một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ: Ngồi thiền, nghe nhạc yên tĩnh để thư giãn trước khi ngủ. Tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng như bàn công việc hoặc thảo luận.
Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ: Để giảm thiểu đi tiểu ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, không uống bất cứ loại nước gì trong 2 hoặc 3 giờ trước khi đi ngủ.
Sử dụng viên uống Ichoha Ekisu Plus:
Như đã phân tích ở trên, sự rối loạn chất dẫn truyền thần kinh khi tuổi càng cao chính là nguyên nhân sâu xa gây mất ngủ. Lúc này, giải pháp giúp đưa giấc ngủ về nhịp sinh học, cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả nhất là giúp hỗ trợ cơ thể gia tăng chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường máu lên não bằng các tinh chất thiên nhiên, điển hình như GABA và Gingkgo Biloba (có trong viên uống bổ não Ichoha Ekisu Plus)
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, GABA có tác dụng làm dịu tự nhiên nên được ứng dụng trong giảm tình trạng căng thẳng - nguyên nhân dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém - nâng cao sức khỏe não bộ, giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ một cách an toàn và hiệu quả.
GABA ngoài việc giúp ngủ ngon, tốt cho mất ngủ ở người cao tuổi còn giúp cải thiện chức năng não bộ, làm dịu cảm giác căng thẳng, bồn chồn, lo âu, mệt mỏi, hỗ trợ hiệu quả các vấn đề tâm thần bất an…
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Ginkgo Biloba có trong lá bạch quả (Ginkgo biloba) có chứa hàm lượng flavonoid và terpenoid cao - đây là các chất chống oxy mạnh, có thể giúp hỗ trợ máu lưu thông lên não, kích thích hoạt động của não bộ, nhờ đó cải thiện hiệu quả tình trạng khó ngủ, mất ngủ
Sản phẩm hiện đã được cấp giấy chứng nhận của Hiệp hội Nghiên cứu và Đánh giá Dược Phẩm Nhật Bản. Viên uống Ichoha Ekisu Plus cũng được đánh giá là một trong 10 sản phẩm tăng cường não bộ của Nhật tốt nhất trên thị trường hiện nay được khách hàng Việt Nam tin dùng năm 2020.
Như vậy, mất ngủ ở người già có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc thăm khám sớm, tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây mất ngủ là yếu tố quan trọng giúp người lớn tuổi có thể khắc phục tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả. Thay đổi thói quen sinh hoạt có lợi cho giấc ngủ, chủ động bổ sung các dưỡng chất có lợi cho não bộ để nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào thần kinh, từ đó cải thiện mất ngủ một cách an toàn.
Viết bình luận